Công nghệ sơn tĩnh điện là gì, những điều bạn cần biết
Sơn tĩnh điện là gì? Quy trình sơn tĩnh điện là gì? Sơn tĩnh điện tiếng anh là gì? Chúng có những ưu và nhược điểm gì và ứng dụng ra sao? Trong bài viết này, chúng hay hãy cùng tìm hiểu chi tiết và cặn kẽ, nhất là trong nhé.
Hiện nay, sơn tĩnh điện đang phát triển rất mạnh ở nước ta cũng như trên khắp thế giới. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như sơn xe máy, sơn đồ gỗ… Bài viết sau, cửa cổng, lan can CNC của cơ khí 3M sẽ tổng hợp các thông tin chi tiết về sơn tĩnh điện và ứng dụng của nó trong các sản phẩm về sắt
1, Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là công nghệ được phát minh vào đầu thập niên 1950 bởi TS. Erwin Gemmer. Công nghệ này đã trở nên cực kỳ phổ biến kể từ khi được giới thiệu ở Bắc Mỹ vào những năm 1960. Trải qua nhiều năm, ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển với chất lượng sản phẩm ngày càng cải thiện.
Vậy công nghệ sơn tĩnh điện là gì, chúng hoạt động ra sao? Cụ thể, theo các chuyên gia thì chúng hoạt động dựa theo nguyên lý tĩnh điện. Tức là sẽ thực hiện tích điện cho bột sơn và sau đó phun vào bề mặt vật cần sơn cũng được tích điện bằng súng phun. Nhờ đó sẽ có thể tạo ra liên kết mạnh hơn giữa bột sơn và vật dụng cần được sơn. Có thể nói, đây là quy trình phức tạp với công nghệ cũng như đòi hỏi kỹ thuật cao.
Sơn tĩnh điện đang rất phổ biến trong các ngành công nghiệp
2, Sơn tĩnh điện tiếng anh là gì?
Trong tiếng anh sơn tĩnh điện được gọi là Electrostatic Power Coating Technology.
3, Quy trình sơn tĩnh điện là gì, hoạt động như thế nào?
Các bạn có thể chưa biết, sơn tĩnh điện trải qua quy trình phun hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ. Nhờ đó sẽ có thể giúp đảm cho chất lượng sản phẩm được tối ưu nhất. Với các sản phẩm về sắt thì công nghệ này được ứng dụng như:
– Bước 1:
Đầu tiên trong quá trình sơn tĩnh điện là phun cát sản phẩm sau khi chế tạo xong. Phun cát này sẽ giúp loại bỏ đi dầu, gỉ sắt thường xuyên xuất hiện trên sản phẩm mới. Và sẽ loại bỏ đi lớp sơn cũ và tạp chất trên các sản phẩm cần sơn lại. Đồng thời, nó là quá trình oxy hóa bề mặt không cho sản phẩm bị gỉ sét khi tiếp xúc với không khí.
– Bước thứ 2:
Bạn có thể sử dụng bột sơn và súng tĩnh điện để tiến hành sơn sản phẩm. Súng tĩnh điện sẽ cho điện tích dương (+) vào bột. Điện tích dương này sẽ bị hút về phía bề mặt sản phẩm mang điện tích âm (-). Trong quá trình này, sẽ có 2 hiện tượng khá thú vị.
Thứ nhất, bột sơn mang điện tích sẽ bám chặt lấy bề mặt, hạn chế việc bay ra ngoài nhiều. Thứ 2, nếu bạn thử áp dụng sơn quá dày tại 1 vị trí nào đó, mật độ diện tích dương sẽ tạo lực đẩy. Từ đó ngăn không cho bột sơn tập trung quá nhiều, do đó, sơn được đồng đều hơn, tiết kiệm chi phí.
Quy trình sơn tĩnh điện là gì?Chúng có phức tạp, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao không?
– Bước thứ 3:
Sau khi thực hiện xong bước 2, bạn đem sản phẩm đã sơn này đi sấy khô. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn cần phải di chuyển sản phẩm hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng. Vì bột sơn không dính chặt vào sản phẩm.
– Bước thứ 4:
Giai đoạn cuối cùng là dùng lớp sơn mà khách hàng lựa chọn (thông thường là giả gỗ) để hoàn thiện. Để đảm bảo hơn, lớp sơn tĩnh điện thứ 2 sẽ được sơn lên để tạo lớp bóng, tăng độ chống trầy xước và bong tróc sơn.
4, Ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện
– Ưu điểm
Tính kinh tế
Sơn tĩnh điện mang lại lợi ích kinh tế rất cao, là sự kết tinh của hiệu quả và tính vượt trội. Hiệu quả bám dính của lớp sơn tĩnh điện trên sản phẩm là 60-70%. Và hầu như các sản phẩm đều được thu hồi và tái sử dụng trong thời gian dài. Đối với các loại sơn thông thường, hiệu quả bám dình chỉ là 30-40%, và các sản phẩm sẽ khó thu hồi và tái sử dụng sau này. Giá thành của các sản phẩm được phun sơn này cũng rẻ hơn nhiều so với các loại sơn thông thường.
Tính an toàn
Để phun sơn tĩnh điện an toàn, bạn cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa và bảo hộ lao động. Nhờ đó bạn sẽ tránh hít phải bột và bám dính lên da, đảm bảo an toàn hơn. Thành phần chủ yếu của bột sơn tĩnh điện là nhựa, bột màu và chất phụ gia, là 1 chất rắn và không dễ bay hơi trong không khí. Chính do đó, nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Chúng không như các loại sơn thông thường có chứa dung môi độc hại và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Tính an toàn của sơn phun tĩnh điện có thể tránh được bằng những biện pháp phòng hộ lao động đơn giản và thường dùng.
Bột sơn tĩnh điện có thành phần an toàn, tiết kiệm và thân thiện với môi trường
Tính thân thiện với môi trường
Vì sơn tĩnh điện không có dung môi hay hợp chất hữu cơ. Nên sẽ không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Chất thải cũng không nguy hại và có thể được xử lý trong bãi rác. Trong khi đó, các loại sơn thông thường có chứa các hóa chất độc hại đã được chứng minh làm suy thoái ozon. Bên cạnh đó chúng còn tạo ra chất thải nguy hại cần được xử lý một cách thích hợp.
Tính bền vững của sản phẩm
Lớp sơn phủ trong quá trình sơn phun tĩnh điện sẽ dày gấp đôi so với các loại sơn khác. Sơn bột tĩnh điện cung cấp hiệu suất tốt hơn sơn thông thường. Khi nó có khả năng chống mài mòn, trầy xước và mài mòn khác do liên kết nhiệt gây ra trong suốt quá trình bảo dưỡng.
Ngoài độ dẻo dai về mặt vật lý, lớp sơn bột tĩnh điện còn giữ được màu sắc tuyệt vời. Việc tiếp xúc lâu với độ ẩm, ánh sáng mặt trời, và nhiệt làm hỏng các bề mặt sản phẩm. Tuy nhiên, với lớp sơn tĩnh điện, bề mặt sẽ chống chịu được các thay đổi môi trường. Bên cạnh đó chúng cũng giữ màu sắc được bền vững trong quá trình dài sử dụng.
Nâng cao hiệu suất sản phẩm
Khi được phủ lớp sơn mang tĩnh điện cuối cùng. Dản phẩm sẽ được bảo dưỡng hoàn toàn trong vòng 20 phút và sẵn sàng đưa vào hoạt động. Trong khi đó, các loại sơn thông thường sẽ phải mất nhiều ngày để lớp sơn khô và sản phẩm thích ứng được với môi trường.
– Nhược điểm của việc sơn tĩnh điện
Việc đầu tư ban đầu cho hệ thống phun sơn tĩnh điện sẽ rất cao. Việc phun sơn đòi hỏi phải có súng phun và bộ nguồn nén khí. Ngoài ra, hệ thống cũng cần phải có lò sấy khố và nguồn điện tạo điện áp cao cho súng phun.
Hệ thống phun sơn tĩnh điện có chi phí đầu tư khá lớn
Công nhân thực hiện phải có kinh nghiệm và nắm bắt rõ quy trình sơn tĩnh điện là gì. Nhờ đó mới có thể làm việc trong hệ thống được đảm bảo hiệu quả hơn hết. Do đó, chi phí nhân công, chi phí đào tạo sẽ tăng lên.
Như vậy, với định nghĩa quy trình sơn tĩnh điện là gì và những ưu điểm vượt trội trên. Chúng đã, đang và sẽ được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp. Chẳng hạn như: công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… Bên cạnh đó là các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng,…
5, Cập nhật báo giá sơn tĩnh điện mới nhất hiện nay
Hiện tại, giá sơn luôn có sự thay đổi cũng như giữa các đơn vị là khác nhau. Vì thế, Koffmann tổng hợp từ nhiều nguồn các mức giá trung bình của loại sơn tĩnh điện mới này.
- Giá sơn tĩnh điện tính theo kg: 6.000 VND – 8.000 VND (sơn trong nước) và 8.000 VND – 12.000 VND (sơn tĩnh điện nhập khẩu)
- Giá sơn tĩnh điện tính theo m2: 120.000 VND – 200.000 VND
Bên cạnh đó, nếu bạn mang trực tiếp sản phẩm đến cửa hàng để sơn tĩnh điện. Mức giá cũng có thể thay đổi theo chất liệu sản phẩm, kích cỡ nặng nhẹ khác nhau. Ví dụ như, đối với chất liệu nhôm sẽ có giá cao hơn chất liệu thép. Vì vậy, cơ khí 3Msẽ thành xu hướng cửa gia đình và công trình trong tương lai.
Mong rằng, bài viết đãn giúp bạn nắm được sơn tĩnh điện là gì và ứng dụng của chúng khi làm cửa. Nếu bạn đang quan tâm đến loại cửa này, hãy truy cập vào website của 3mvn.com,vn hoặc trực tiếp đến với showroom Cơ khí 3M để được được tham khảo chi tiết. Hoặc bạn cũng có thể gọi đến hotline 0372.602.6665 để được tư vấn và giải đáp những gì còn băn khoăn, thắc mắc nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.